Skill7 - Skill up in seven minutes.

Skill7 là hệ thống đào tạo trực tuyến được xây dựng nhằm cung cấp những lộ trình chuyên sâu, định hướng theo nhiều lĩnh vực quan trọng. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, nền tảng không chỉ mang đến kiến thức cập nhật mà còn giúp học viên ứng dụng thực tế, nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội phát triển sự nghiệp.

Học viên
0 +
Khóa học
0 +
Giảng viên
0 +

Có gì trên Skill7?

Hệ thống khóa học đa dạng

Chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn, có tính ứng dụng cao với hơn 100 khóa học chuyên sâu với nhiều chủ đề hot.

Lộ trình cá nhân hóa

Gợi ý khóa học phù hợp với trình độ, mục tiêu của từng học viên. Hệ thống đánh giá và theo dõi tiến độ học tập thông minh.

Giảng viên là chuyên gia hàng đầu

Chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn, có tính ứng dụng cao với hơn 100 khóa học chuyên sâu với nhiều chủ đề hot.

Tạo tài khoản và bắt đầu học tập

Lợi ích khi tham gia Skill7

Nâng cao năng lực chuyên môn

Chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn, có tính ứng dụng cao với hơn 100 khóa học chuyên sâu với nhiều chủ đề hot.

Lộ trình học tập cá nhân hóa

Tự do lựa chọn khóa học phù hợp với trình độ và mục tiêu nghề nghiệp, tối ưu thời gian học tập.

Nâng cao năng lực chuyên môn

Cập nhật kiến thức mới từ các chuyên gia hàng đầu, giúp học viên phát triển kỹ năng theo xu hướng công nghệ và thị trường.

Ứng dụng thực tiễn cao

Cập nhật kiến thức mới từ các chuyên gia hàng đầu, giúp học viên phát triển kỹ năng theo xu hướng công nghệ và thị trường.

Cơ hội kết nối với chuyên gia

Tham gia cộng đồng học viên, kết nối với giảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia trong ngành.

Học tập linh hoạt, không giới hạn

Truy cập khóa học mọi lúc, mọi nơi trên nhiều thiết bị, phù hợp với mọi đối tượng học viên.

Lợi ích khi tham gia Skill7

Starter

4,900,000đ

Gồm quyền lợi của gói Standard và các quyền lợi sau:

Master

8,900,000đ

Gồm quyền lợi của gói Pro và các quyền lợi sau:

Pro

11,900,000đ

Gồm quyền lợi của gói Premium và các quyền lợi sau:

Lộ trình nổi bật

Chuyên gia Nguyên Thắng

Giá gốc là: 150,000VNĐ.Giá hiện tại là: 100,000VNĐ.-33%

Chuyên gia Nguyên Thắng

Giá gốc là: 150,000VNĐ.Giá hiện tại là: 100,000VNĐ.-33%

Chuyên gia Nguyên Thắng

Giá gốc là: 150,000VNĐ.Giá hiện tại là: 100,000VNĐ.-33%

Chuyên gia Nguyên Thắng

Giá gốc là: 150,000VNĐ.Giá hiện tại là: 100,000VNĐ.-33%

Giảng viên của Skill7

Tin tức

Sai lầm trong kiểm soát tài chính khiến nhiều chủ quán “trượt dài” trong thời kỳ kinh doanh suy thoái

Quản lý tài chính trong ngành F&B chưa bao giờ là bài toán dễ dàng. Nhiều chủ quán dù đông khách nhưng vẫn loay hoay với tình trạng doanh thu không đủ bù chi, hoặc bị chương trình khuyến mãi "ngấm ngầm" ăn mòn biên lợi nhuận. Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này? Hãy đi sâu vào những sai lầm tài chính phổ biến khiến nhiều chủ quán "trượt dài" trong thời kỳ suy thoái.
  1. Mục tiêu tài chính không rõ ràng

Quản lý tài chính trong ngành F&B không chỉ đơn giản là "đông khách là tốt." Bạn cần hiểu rõ Báo cáo Lãi & Lỗ (P&L) của mình, cụ thể bạn kiếm được bao nhiêu doanh thu, chi bao nhiêu chi phí, và lãi ròng còn lại là gì. Ví dụ: Một quán cà phê tại TP.HCM đầu tư 200 triệu đồng để set-up nhưng không lập kế hoạch hòa vốn (break-even point). Họ chỉ dựa vào cảm tính và kỳ vọng “lãi sẽ tự đến.” Sau 6 tháng, quán phải đóng cửa vì không đủ doanh thu để bù đắp chi phí thuê mặt bằng và nguyên liệu. Bài học: Hãy tính toán chính xác điểm hòa vốn và xác định mục tiêu doanh thu cần đạt mỗi tháng. Đây là yếu tố sống còn để quán của bạn có thể tồn tại và phát triển.
  1. Quá lạm dụng khuyến mãi

Khuyến mãi có thể thu hút khách trong ngắn hạn, nhưng nếu không tính toán kỹ biên lợi nhuận, bạn dễ rơi vào kiểu vận hành Zombie – hoạt động cầm chừng mà không có lãi. Ví dụ: Một quán ăn tại Hà Nội áp dụng chương trình "Mua 1 Tặng 1" suốt 3 tháng liền. Kết quả là doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận âm do giá vốn nguyên liệu vượt xa dự tính. Khi dừng khuyến mãi, lượng khách quay lại cũng giảm mạnh vì khách hàng đã quen với ưu đãi.  Bài học: Xây dựng các chương trình khuyến mãi dựa trên sản phẩm có Gross Profit Margin (biên lợi nhuận gộp) cao và sử dụng như một công cụ chiến lược, không phải biện pháp "chữa cháy."
  1. Kiểm soát chi phí một cách lỏng lẻo

 Bạn có biết rằng, trong báo cáo tài chính, chi phí hoạt động (Operating Expenses) như tiền điện, nước, hao hụt nguyên liệu hay lãng phí trong chế biến thường được xếp vào nhóm chi phí biến đổi (Variable Costs)? Những khoản này tuy nhỏ lẻ nhưng khi cộng dồn, chúng có thể chiếm từ 10-15% tổng doanh thu nếu không được quản lý tốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến Gross Profit Margin (biên lợi nhuận gộp) mà còn khiến Net Profit Margin (biên lợi nhuận ròng) của bạn giảm sút đáng kể. Ví dụ: Một tiệm bánh ở Đà Nẵng phát hiện rằng 15% doanh thu mỗi tháng bị hao hụt do nguyên liệu thất thoát trong khâu nhập và chế biến. Sau khi phân tích P&L, họ nhận ra lượng nguyên liệu bị hỏng và lãng phí chiếm đến 30% tổng chi phí nguyên liệu. Bằng cách áp dụng hệ thống kiểm soát kho chặt chẽ hơn, thiết lập định mức tiêu hao nguyên liệu và theo dõi sát sao qua phần mềm quản lý chi phí, tiệm bánh này đã giảm thất thoát xuống chỉ còn 5%, giúp lợi nhuận tăng lên đáng kể. Hãy nhớ rằng: "Một đồng bạn tiết kiệm được, là một đồng lợi nhuận bạn tăng thêm." Quản lý chi phí không phải là cắt giảm bừa bãi, mà là tối ưu hóa từng đồng tiền bạn chi ra để quán của bạn phát triển bền vững và lâu dài.  Tài chính là “xương sống” của mô hình kinh doanh F&B! Ngành F&B vốn không dành cho những ai “tay mơ” về tài chính đặc biệt là quá tự cao vào khả năng của mình. Là chủ quán, bạn cần trang bị cho mình kiến thức kiểm soát dòng tiền để tránh những sai lầm đáng tiếc. Hãy nhớ rằng, kinh doanh thành công không chỉ dựa vào đam mê mà còn phụ thuộc vào việc bạn quản lý tài chính khôn ngoan đến mức nào! 

Giải mã bài toán dòng tiền: Vì sao 70% nhà hàng phải đóng cửa vì thiếu kế hoạch tài chính khi bắt đầu vận hành?

Kinh doanh F&B không chỉ là chuyện mở quán và chờ khách ghé thăm, mà đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch tài chính. Đặc biệt, nhà hàng dịch vụ đầy đủ thường có chi phí vận hành lớn bao gồm thuê mặt bằng, nhân sự, nguyên liệu, và các khoản chi phí cố định khác. Nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng, các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất cân đối dòng tiền, dẫn đến nợ nần và thậm chí phải đóng cửa.   Một sai lầm phổ biến là việc đầu tư quá mức vào cơ sở vật chất ngay từ đầu mà không tính đến khả năng duy trì chi phí vận hành. Ví dụ, nhiều nhà hàng đầu tư lớn vào thiết kế nội thất sang trọng nhưng không đủ ngân sách để duy trì chất lượng dịch vụ và thực đơn trong thời gian dài.  

Những nguyên tắc quản lý tài chính

Để tránh rơi vào tình trạng "mất lái", các chủ nhà hàng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
  • Thứ nhất: Đầu tư trong khả năng tài chính: Trước khi bắt đầu bạn cần có một kế hoạch đầu tư phù hợp với nguồn vốn hiện có. Tránh vay mượn quá nhiều ngay từ đầu để giảm áp lực tài chính.
  • Thứ hai: Duy trì dòng tiền dương: Luôn đảm bảo doanh thu có thể bù đắp được chi phí vận hành. Điều này đòi hỏi việc kiểm soát chi phí chặt chẽ và định giá sản phẩm hợp lý.
  • Thứ ba: Đa dạng hóa nguồn thu nhập: Không chỉ dựa vào doanh thu từ dịch vụ ăn uống mà còn cần tận dụng các nguồn thu khác như tổ chức sự kiện, bán sản phẩm thương hiệu.
  • Thứ tư: Một bản kế hoạch tài chính dài hạn: Lập kế hoạch dòng tiền cho từng giai đoạn, từ ngắn hạn đến dài hạn, để dự báo và ứng phó với các biến động thị trường.
 

Khóa học dành cho ai?

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính trong kinh doanh F&B, chuyên gia Nguyễn Thái Bình người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành F&B đã thiết kế khóa học “Kế Hoạch Tài Chính & Dự Báo Doanh Thu Cho Mô Hình Nhà Hàng Dịch Vụ Đầy Đủ". Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong quản lý tài chính và đào tạo cho các doanh nghiệp F&B, chuyên gia Nguyễn Thái Bình sẽ mang đến những bài học thực tiễn, sát với nhu cầu và thực trạng của các nhà hàng Việt Nam.   Khóa học sẽ tập trung mang đến kiến thức thực tế từ việc xây dựng kế hoạch dòng tiền cố định, linh hoạt, dự trữ đến phân tích báo cáo và tăng trưởng doanh thu cho phân khúc mô hình dịch vụ nhà hàng, bao gồm các nội dung: 
  • Xây dựng kế hoạch dòng tiền cố định và linh hoạt.
  • Phân tích báo cáo tài chính để tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Dự báo doanh thu dựa trên số liệu thực tế và chiến lược phát triển thị trường.
  • Các bước giảm thiểu rủi ro tài chính và đảm bảo sự tăng trưởng bền vững.
  Đăng ký ngay hôm nay để không chỉ biến mình thành người quản lý tốt dòng tiền, mà còn biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực một cách bài bản! Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia khóa học đồng hành cùng chuyên gia Nguyễn Thái Bình để có trong tay những chiến lược tài chính vượt trội.  

“Bão giá” mặt bằng kinh doanh F&B – Chọn vị trí sao để không “sai một ly, đi một dặm” trong bối cảnh kinh tế suy thoái?

Giá thuê mặt bằng "leo thang" trong bối cảnh kinh tế suy thoái đang trở thành nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phải đứt gánh giữa chừng và mất đi lmột ượng khách hàng vốn có. Những con phố đông đúc, nhộn nhịp ngày nào giờ đây lại xuất hiện ngày càng nhiều biển hiệu cho thuê, bán lại. Cảnh tượng này không chỉ phản ánh sự khắc nghiệt của thị trường, mà còn là lời cảnh báo rõ ràng về tầm quan trọng của việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và khả năng linh hoạt thích ứng trong thời đại biến động. Tuy nhiên, việc chọn lựa mặt bằng phù hợp lại là một thử thách không hề nhỏ, nhất là trong một ngành F&B đầy cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng.  

Tại sao mặt bằng quan trọng đến vậy?

Mặt bằng đóng vai trò như một "người dẫn đường" đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và trải nghiệm thương hiệu. Một mặt bằng tốt không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo điều kiện tối ưu để vận hành hiệu quả.
  • Ảnh hưởng đến doanh thu: Mặt bằng nằm ở vị trí đắc địa sẽ mang lại lưu lượng khách hàng lớn, từ đó trực tiếp tăng trưởng doanh thu. Theo nhiều khảo sát về nhu cầu ăn uống, khách hàng thường chọn quán ăn hoặc cà phê dựa trên sự tiện lợi của vị trí.
  • Tạo dựng hình ảnh thương hiệu: Mặt bằng đẹp, thiết kế ấn tượng tại khu vực đông đúc là công cụ hiệu quả để xây dựng nhận diện thương hiệu. Đây là cách để một cửa hàng nhỏ có thể gây ấn tượng sâu đậm hơn trong mắt khách hàng.
  • Chi phí và lợi ích dài hạn: Giá thuê rẻ không đồng nghĩa với lợi ích cao. Một vị trí "rẻ" nhưng không thu hút khách hàng mục tiêu có thể khiến doanh nghiệp mất nhiều hơn được.
 

Những sai lầm phổ biến khi chọn mặt bằng

Dù tầm quan trọng của mặt bằng đã rõ, không ít chủ quán mắc sai lầm khi đưa ra quyết định:
  • Chỉ tập trung vào giá thuê thấp: Điều này có thể dẫn đến việc chọn sai đối tượng khách hàng hoặc vị trí không phù hợp với loại hình kinh doanh.
  • Không đánh giá lưu lượng khách hàng tiềm năng: Một vị trí đông người qua lại không đảm bảo rằng khách hàng sẽ ghé thăm nếu không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Thiếu sự linh hoạt: Không dự tính được các yếu tố như xu hướng tiêu dùng hoặc thay đổi môi trường kinh doanh, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động lâu dài.
 

Làm sao để chọn đúng mặt bằng khi là “tay mơ” trong ngành F&B?

Để tránh những sai lầm trong việc chọn mặt bằng, điều quan trọng nhất là bạn phải thấu hiểu mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
  • Đối với mô hình Flagship Store: Ưu tiên các vị trí trung tâm, diện tích lớn để thể hiện giá trị thương hiệu.
  • Đối với Kiosk hoặc In-mall: Chọn những vị trí nhỏ gọn nhưng nằm trong khu vực có lưu lượng khách lớn, như trung tâm thương mại hoặc khu phố sầm uất.
  Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về cách lựa chọn mặt bằng hoặc đơn giản là những tiêu chí để đánh giá một mặt bằng tối ưu thì không nên bỏ qua khóa học “Lựa chọn mặt bằng kinh doanh F&B” cùng chuyên gia Minh Phan. Chuyên gia Minh Phan - Founder Site Plus, là một chuyên gia tư vấn phát triển cửa hàng cho các chuỗi F&B nổi tiếng. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn cho các thương hiệu lớn, anh không chỉ hiểu rõ các yếu tố quan trọng khi chọn mặt bằng mà còn có những chiến lược thực tế giúp tối ưu hóa không gian kinh doanh và gia tăng hiệu quả vận hành khi chọn đúng vị trí phù hợp.   Khóa học được thiết kế với những nội dung chính như sau:
  • Phương pháp đánh giá mặt bằng: Hướng dẫn chi tiết cách nhận diện các yếu tố quan trọng như vị trí, lưu lượng khách, tiện ích xung quanh và tiềm năng phát triển lâu dài bằng công thức 4T.
  • Phân tích thị trường: Học cách đọc hiểu dữ liệu thị trường, nhận diện đối thủ cạnh tranh và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với từng khu vực.
  • Lập kế hoạch tài chính hiệu quả: Xây dựng chiến lược ngân sách từ chi phí thuê mặt bằng, vận hành, đến lợi nhuận dự kiến; đồng thời học cách đàm phán hợp đồng thuê một cách tối ưu.
  • Cách đàm phán với chủ mặt bằng bao gồm Các yếu tố cần kiểm tra trước khi ký hợp đồng: tính pháp lý của mặt bằng, chi phí phát sinh, điều khoản gia hạn, giá thuê và trách nhiệm của đôi bên
  • Những bài học thực tế: Chia sẻ kinh nghiệm thực chiến, phân tích các tình huống thực tế điển hình về thành công và thất bại khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh.
  Hãy trang bị cho mình kiến thức chuyên sâu để tự tin đưa ra các quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận với khóa học "Lựa chọn mặt bằng kinh doanh F&B" trên nền tảng F&B Study!

Bão nhượng quyền năm 2024 với những bài học đắng lòng – Còn cơ hội nào cho các chủ doanh nghiệp năm 2025?

Năm 2024 vừa qua đã chứng kiến sự bùng nổ của mô hình nhượng quyền trong ngành F&B tại Việt Nam. Theo báo cáo từ Hiệp hội F&B Việt Nam, thị trường này đã tăng trưởng 15% so với năm ngoái, đạt doanh thu 5 tỷ đồng. Những thương hiệu lớn như Highlands Coffee, Lotteria, và cả các chuỗi nhỏ hơn như Phở Thìn, Trà Sữa Gong Cha đang góp phần định hình xu hướng. Tuy nhiên, trong ánh sáng của thành công, không ít doanh nghiệp phải đối mặt với "cú sốc" từ thực tế khắc nghiệt của nhượng quyền.   Theo báo cáo từ Hiệp hội F&B Việt Nam, thị trường nhượng quyền F&B đã tăng trưởng 15%, đạt doanh thu 5 tỷ đồng, song những con số sáng sủa này lại ẩn chứa không ít rủi ro. Dữ liệu từ Nielsen IQ cho thấy, trong số các doanh nghiệp nhượng quyền mở rộng nhanh chóng, chỉ 30% duy trì được hiệu quả kinh doanh ổn định, trong khi 25% buộc phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động.Các thách thức chủ yếu bao gồm:
  • Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường Hà Nội và TP.HCM đang trở nên chật chội với sự gia nhập của hàng loạt thương hiệu mới.
  • Đảm bảo chất lượng đồng bộ: Gần 40% chuỗi nhỏ gặp khó khăn trong việc duy trì tiêu chuẩn tại tất cả các cơ sở.
  • Quản trị nhân sự: Đào tạo nhân sự phù hợp với văn hóa chuỗi là một trong những rào cản lớn nhất, gây áp lực lên đội ngũ quản lý.
  Nhượng quyền không phải là một mô hình kinh doanh dễ dàng, đòi hỏi chủ doanh nghiệp không chỉ có tầm nhìn chiến lược mà còn phải sở hữu bản lĩnh lãnh đạo và kiến thức vững chắc để vượt qua những khó khăn. Vậy, làm thế nào để các chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong năm 2025?   Khóa học "Kiến Tạo Chuỗi Nhượng Quyền" do Giảng viên Đỗ Duy Thanh thiết kế chính là giải pháp cho những nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn trang bị chiến lược bài bản và kiến thức thực tiễn để phát triển mô hình nhượng quyền bền vững. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, ông Thanh đã tư vấn và hỗ trợ vận hành thành công cho các thương hiệu lớn như SaigonTourist, Vingroup, Milano Coffee, và Thai Market. Đồng thời, ông cũng là giảng viên chương trình Giám Đốc Khởi Nghiệp Khách sạn, Nhà hàng tại Hướng Nghiệp Á Âu. Khóa học không chỉ trang bị kiến thức lý thuyết vững chắc mà còn chia sẻ những chiến lược thực tiễn đã được kiểm chứng, giúp học viên áp dụng thành công trong thực tế.   Nội dung chính của khóa học bao gồm:
  • Phân tích mô hình nhượng quyền và các tiêu chuẩn xác định mô hình thành công.
  • Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi nhượng quyền bền vững.
  • Quản lý chất lượng và đồng bộ trong vận hành chuỗi.
  • Các bí quyết tuyển dụng và đào tạo nhân sự phù hợp với văn hóa chuỗi.
  • Xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho thương hiệu 
  • Xây dựng mô hình tài chính và quản lý hiệu quả.
  • Thách thức và rủi ro trong quá trình mở rộng chuỗi.
  Đăng ký khóa học ngay hôm nay để biến giấc mơ sở hữu chuỗi nhượng quyền thành hiện thực, dưới sự hướng dẫn tận tâm từ các chuyên gia hàng đầu trên nền tảng học trực tuyến F&B Study.

Tối ưu hóa vận hành – “Những chiến thuật sống còn” cho mô hình đồ uống tầm trung

Thị trường đồ uống Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, nơi các thương hiệu tầm trung từng “gây sốt” với tốc độ mở rộng chóng mặt giờ đây lại đối mặt với những “bẫy vận hành” đầy thách thức. Từ khó khăn trong quản lý chi phí đến chất lượng dịch vụ không đồng đều, bài toán chuyển đổi từ tăng trưởng nhanh sang vận hành bền vững đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều chủ quán.  Vậy đâu là lời giải để vừa tối ưu hóa vận hành vừa đảm bảo sự phát triển lâu dài?  

Bài toán tăng trưởng nhanh giữa thị trường bão hòa: thành công hay vướng chân vì cách vận hành kém?

Các thương hiệu đồ uống tầm trung thường hấp dẫn nhờ giá cả hợp lý, chất lượng ổn định và không gian hiện đại, đánh trung tâm lý người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, khi tăng trưởng nhanh mà thiếu sự tối ưu vận hành, nhiều doanh nghiệp đã gặp phải các vấn đề:
  • Sụp đổ chuỗi cung ứng nội bộ: Khi mở rộng nhiều chi nhánh trong thời gian ngắn, nguồn cung nguyên liệu không kịp đáp ứng, dẫn đến tình trạng chất lượng không đồng đều.
  • Hiệu suất nhân sự giảm sút: Đội ngũ nhân sự không được đào tạo đồng bộ, dẫn đến sai sót trong quy trình và dịch vụ, làm mất lòng khách hàng.
  • Chi phí đội lên không kiểm soát: Chi phí thuê mặt bằng, nguyên liệu và nhân công tăng cao khiến lợi nhuận giảm sút, buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô.
 

Bước ngoặt: Tối ưu hóa vận hành để trường tồn

Để tồn tại và phát triển trong ngành này, các thương hiệu đồ uống tầm trung không thể chỉ “chạy theo số lượng” mà cần tập trung vào “tối ưu chất lượng”. Đây chính là hướng đi chiến lược mà Khóa 8: Tối ưu hóa vận hành cho mô hình đồ uống tầm trung của Giảng Viên Châu Lê mang đến.
  • Phát triển năng lực quản trị chuỗi cung ứng: Đảm bảo nguồn cung ổn định, tối ưu hóa quy trình nhập hàng và kiểm soát chất lượng tại từng chi nhánh.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ: Không chỉ vận hành mà còn giữ chân nhân sự cốt lõi, đào tạo đội ngũ trở thành điểm tựa phát triển.
  • Áp dụng công nghệ thông minh: Sử dụng phần mềm quản lý tích hợp để theo dõi hiệu quả kinh doanh, từ đó tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo trải nghiệm khách hàng.

Khóa học dành cho ai?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vận hành hay muốn tạo nền tảng bền vững cho thương hiệu đồ uống tầm trung, khóa học của Giảng Viên Châu Lê sẽ là chìa khóa mở ra giải pháp thực tế. Hiện tại, Châu Lê là Nhà sáng lập F&B Insider Hub – nơi cố vấn chiến lược cho các thương hiệu F&B, đồng thời là Nhà sáng lập và Điều hành chuỗi trà sữa SanThai với hơn 10 cửa hàng hoạt động thành công.   Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành F&B, đặc biệt là lĩnh vực đồ uống, Châu Lê không chỉ mang đến kiến thức chuyên sâu mà còn chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến, từ những bài học đắt giá của các chuỗi lớn đến chiến lược áp dụng cho mô hình của bạn, khóa học sẽ giúp bạn có những bước chuyển mình mạnh mẽ.   Đừng bỏ lỡ cơ hội đưa thương hiệu của bạn bước vào hành trình phát triển bền vững. Đăng ký ngay để sở hữu công thức vận hành đột phá cùng những khóa học mới nhất từ F&B Study!

Chiến lược chương trình khuyến mãi cho mô hình đồ uống tầm trung: Định hướng đúng hay trở thành con dao “hai lưỡi”?

Thị trường đồ uống tầm trung ngày càng trở nên khốc liệt, đặc biệt khi cuối năm là thời điểm "vàng" cho các chiến dịch khuyến mãi để kích cầu từ người tiêu dùng thông qua các bữa tiệc. Nhiều thương hiệu xem đây như "vũ khí bí mật" để thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện. Tuy nhiên, đằng sau những chương trình khuyến mãi dồn dập là bài toán nan giải: không ít chủ quán rơi vào tình trạng lỗ hổng lợi nhuận, thậm chí đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.  
  • Cuộc đua giảm giá không hồi kết
Giảm giá sâu để nhanh chóng kéo khách dường như là cách làm phổ biến. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại thường chỉ là ngắn hạn. Khách hàng đến vì ưu đãi, nhưng khi chương trình kết thúc, số lượng khách quay lại tụt dốc, không đủ để bù đắp chi phí vận hành.
  • Chiến lược thiếu tính sáng tạo
Nhiều thương hiệu vẫn đang mắc kẹt trong lối mòn của các chương trình khuyến mãi dập khuôn: giảm giá 10-20%, tặng kèm đồ uống... Những ý tưởng lặp lại này khiến khách hàng mất đi sự hứng thú, dễ dàng chuyển sang đối thủ khác có chiến dịch mới lạ và hấp dẫn hơn.
  • Hệ quả nghiêm trọng đến định vị thương hiệu
Một chiến dịch khuyến mãi không được thiết kế phù hợp không chỉ làm giảm giá trị thực của sản phẩm trong mắt khách hàng, mà còn vô tình kéo thương hiệu tầm trung xuống gần với phân khúc thấp. Điều này làm mất đi lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp trong cùng phân khúc.   Khuyến mãi không phải chỉ cần nghĩ ra một chương trình là đủ thành công. Đằng sau mỗi chiến dịch khuyến mãi triển vọng là cả một quá trình lên kế hoạch kỹ lưỡng, hiểu rõ mục tiêu và cân nhắc nhiều yếu tố tác động. Với khóa học "Chiến lược Chương trình khuyến mãi cho mô hình đồ uống tầm trung", Giảng viên Châu Lê sẽ giúp bạn không chỉ nắm bắt đúng thực trạng ngành mà còn trang bị những chiến lược khuyến mãi hiệu quả, được thiết kế tối ưu cho ngân sách và định vị thương hiệu của bạn.   Khóa học này được thiết kế để giúp bạn:
  • Thiết kế khuyến mãi không chỉ thu hút mà còn gia tăng giá trị vòng đời khách hàng.
  • Phương pháp sáng tạo các chiến dịch độc đáo, giữ chân khách hàng lâu dài.
  • Xây dựng khuyến mãi đi kèm trải nghiệm dịch vụ để nâng cao thương hiệu.
Thay vì chạy theo cuộc đua khuyến mãi không hồi kết, hãy trang bị kiến thức để tạo ra chiến lược khuyến mãi đúng đắn và bền vững.    Khuyến mãi đúng cách không chỉ là chiêu thức thu hút khách hàng, mà còn là nền tảng để xây dựng thương hiệu vững mạnh hơn. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia khóa học "Chiến lược Chương trình khuyến mãi cho mô hình đồ ung tầm trung" để biến khuyến mãi thành công cụ sinh lời hiệu quả cho quán của bạn.

Học viên nói gì về Skill7

Nguyễn Ngọc

Marketing Manager

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Nguyễn Ngọc

Marketing Manager

My focus and expectations was more into System Design and I have learned a lot of it, Specially High Level design and that helped me to crack Microsoft.

Nguyễn Ngọc

Marketing Manager

Consistency is the key, that I have learned from my Mentor at My_Tutor. He usually motivates me to be consistent is class and solving problems.